Xử lý bảo tồn tài liệu Mộc bản triều Nguyễn bị mủn mục

Xử lý bảo tồn tài liệu Mộc bản triều Nguyễn bị mủn mục

Xử lý bảo tồn tài liệu Mộc bản triều Nguyễn bị mủn mục

16:05 - 14/02/2022

Đón tiếp đoàn công tác trường Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc
Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả xây dựng mô hình “Sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhóm hộ” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022-2023
Tiếp đoàn công tác thuộc Đại học Sopron, Hungary
Tiếp đoàn công tác thuộc Cục Phòng chống Ma túy Quốc tế và Thực thi Pháp luật, Chương trình Toàn cầu và Chính sách, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Tổ chức khóa đào tạo, tập huấn công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS

Mộc bản là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, bao gồm ván khắc các tác phẩm chính văn, chính sử của vương triều nhà Nguyễn; ván khắc các sách kinh điển của Nho gia và những ván khắc trước thời Nguyễn. Đây là khối tài liệu có giá trị trên nhiều phương diện, phản ánh chân thực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam với nhiều chủ đề: lịch sử, địa lý, chính trị, xã hội, quân sự, pháp chế, giáo dục, văn thơ...; là nguồn sử liệu tin cậy để khảo cứu, đối chiếu, phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại. Với số lượng lớn gồm 34.619 tấm, chứa đựng những giá trị về nội dung, vật mang tin và kỹ thuật chế tác, khối tài liệu đặc biệt quý, hiếm này đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới vào ngày 31 tháng 7 năm 2009. Đây là Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam.

Do khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn được hình thành cách đây hơn hai trăm năm, chịu sự tác động trực tiếp từ nhiều nguyên nhân như: khí hậu khắc nghiệt, chiến tranh kéo dài, di chuyển nhiều lần qua nhiều địa điểm khác nhau, cơ sở vật chất bảo quản chưa đáp ứng… đã làm cho tài liệu Mộc bản bị hư hỏng,  xuống cấp trầm trọng. Chính vì lẽ đó, Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng đã phối hợp cùng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV thực hiện việc xử lý bảo tồn tài liệu Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Hiện trạng hư hại của Mộc bản triều Nguyễn

Viện CNR đã nghiên cứu và sử dụng hóa chất Paraloid B72 để xử lý cứng hóa mộc bản bị mủn mục. Phương pháp này đã được nghiên cứu sử dụng tại nhiều nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp… Việc xử lý bảo tồn mộc bản bằng Paraloid B72 không chỉ giúp chấm dứt tình dạng suy thoái của mộc bản, tăng cường độ cứng vững, đảm bảo khả năng khai thác thông tin (sử dụng và in dập), mà còn góp phần trong việc phục chế, ghép nối các mộc bản mủn mục này.

Xử lý bảo tồn Mộc bản

Tính đến 2021, đã tiến hành đánh giá hiện trạng và xử lý được 1.000 tấm mộc bản bị mủn mục. Các tấm mộc bản sau quá trình xử lý hóa học được hong phơi, xử lý hoàn thiện (xử lý vết nứt, vết côn trùng...). Kết quả cho thấy độ cứng vững của mộc bản được tăng lên đáng kể. Mộc bản sau khi được xử lý bảo tồn vẫn đảm bảo khả năng in dập của mộc bản. Kết quả cho thấy các chữ sắc nét, không có hiện tượng nhòe chữ

 

Mộc bản trước và sau khi xử lý bảo tồn

(a) Trước khi xử lý; (b) Sau khi xử lý

- Kết quả thực hiện đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý di sản và công chúng trong việc bảo tồn di sản, đồng thời đào tạo kỹ năng bảo quản tài liệu Mộc bản cho các viên chức làm công tác bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

- Thông qua việc bảo tồn, phục chế này giúp khôi phục những thông tin khắc trên mộc bản để bổ sung vào cơ sở dữ liệu tài liệu Mộc bản triều Nguyễn còn thiếu, phục vụ khai thác, sử dụng vào các mục đích khác nhau của cơ quan, tổ chức, cá nhân.